Thành viên/ Đối tác

THÀNH VIÊN MỤC TIÊU CỦA HPG

HPG là diễn đàn mở và toàn diện, vì thế diễn đàn chào đón sự tham gia tự nguyện của tất cả các bên đang làm việc trong lĩnh vực y tế và muốn đóng góp cho việc tăng cường tính hiệu quả tổng thể của hợp tác phát triển trong ngành y tế. Thành viên HPG bao gồm nhưng không giới hạn đến các cơ quan chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế, các Sở Y tế, Đối tác phát triển (ĐTPT), Nhóm kỹ thuật (NKT), các Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài, các Viện nghiên cứu, khối Tổ chức xã hội nghề nghiệp và khối Tư nhân.

NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HPG

•   Tham gia các đối thoại cấp cao liên quan đến chính sách, chiến lược, kế hoạch và ngân sách cho phát triển ngành y tế.

•   Xây dựng các khuyến nghị để tăng cường hiệu quả phát triển của ngành y tế thông qua quan hệ đối tác toàn diện và thông qua việc điều phối, hài hòa hóa, liên kết và quản lý viện trợ phát triển một cách tối ưu.

•   Nâng cao sự bổ trợ giữa các đối tác phát triển y tế dựa trên các lợi thế so sánh; và thông qua việc xây dựng, thực hiện và sử dụng các kết quả từ các rà soát, nghiên cứu, điều tra khảo sát và đánh giá chung trong các lĩnh vực chủ chốt.

•   Khuyến khích tham gia và hỗ trợ từ các cơ quan công và tư của Việt Nam và các ĐTPT nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác phát triển.

•   Tiếp nhận và củng cố báo cáo từ các nhóm phụ trợ, đặc biệt là về các vấn đề liên quan và có tác động tới toàn ngành Y tế.

THÀNH VIÊN NHÓM NÒNG CỐT

Bao gồm đại diện của các Vụ Cục thuộc Bộ Y tế (Vụ HTQT và Vụ KHTC), cơ quan Liên Hợp Quốc (Tổ chức Y tế Thế giới), Đối tác phát triển (ĐSQ Mỹ, USAID, GIZ, Liên minh Châu Âu, Quỹ hỗ trợ kỹ thuật của Liên minh Châu Âu cho ngành y tế), ngân hàng phát triển (Ngân hàng thế giới) và các Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài, Nhóm nòng cốt HPG chịu trách nhiệm cho việc xây dựng kế hoạch chiến lược và triển khai theo dõi các hoạt động của HPG, đảm bảo rằng hoạt động của HPG và chủ đề của các cuộc họp HPG gắn kết với các ưu tiên ngành y tế và các cột mốc của Văn kiện Đối tác Y tế Việt Nam (VHPD), và hướng tới việc tăng cường hiệu quả hợp tác phát triển trong ngành y tế. Nhóm nòng cốt họp trước mỗi cuộc họp HPG để thảo luận nội dung và các vấn đề liên quan khác, và đôi khi nhóm họp sau cuộc họp HPG để rà soát tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được đề ra trong các cuộc họp.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN/ ĐỐI TÁC
 

PHÍA CƠ QUAN CHÍNH PHỦ
 

icon-phone  Bộ Y Tế


Vụ/Cục/Tổng Cục
 


Vụ/Cục/Tổng Cục
 

Viện
 

 Bệnh viện &
Trường Đại học/Cao đẳng 

 

 
Vụ Hợp tác quốc tế

Vụ Kế hoạch tài chính

Vụ Tổ chức cán bộ

Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế

Vụ Pháp chế

Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng 

Cục Quản lý Y dược cổ truyền

Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em

 
Vụ Bảo hiểm y tế

Cục Y tế dự phòng

Cục Quản lý Môi trường y tế

Cục An toàn thực phẩm

Cục Quản lý Dược

Cục Quản lý HIV/AIDS

Cục Quản lý Khám chữa bệnh

Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 

Cục Công nghệ thông tin

 
Viện Chiến lược và Chính sách y tế

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Viện Huyết học và truyền máu Trung ương

Viện Dinh dưỡng

Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường

Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh thực phẩm Quốc gia 

 

 

 

 
Bệnh viện Nhi trung ương

Bệnh viện Phổi Trung ương

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung   ương 

Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường ĐH Y Hà Nội

Trường ĐH Y tế công cộng

Trường Đại học Dược Hà Nội

 

icon-phone  Sở Y Tế

Từ năm 2009, các tỉnh dần đóng vai trò ngày càng quan trọng trong HPG với việc Bộ Y tế và các Đối tác phát triển thông qua Văn bản thỏa thuận chung (SOI) nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác phát triển cho ngành y tế. Thông qua HPG, các tỉnh có cơ hội tham gia diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao do Bộ Y tế chủ trì và có sự tham gia của các bộ ngành liên quan, các cơ quan chính phủ, các ĐTPT bao gồm các Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài. Từ năm 2009 đến 2015, có tổng cộng 16 tỉnh dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới được mời tham dự các cuộc họp thường kì của HPG (mỗi cuộc họp có khoảng 8-10 tỉnh tham dự). Từ tháng 6/2015, dưới sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu, có thêm 10 tỉnh tham gia các cuộc họp HPG, nâng tổng số các tỉnh tham gia lên hơn 20 tỉnh. Tại các cuộc họp HPG, từ việc chỉ quan sát lúc ban đầu, đại biểu tỉnh đang dần trở nên chủ động hơn thông qua việc đưa ra ý kiến và chia sẻ thông tin về hợp tác phát triển tại địa phương mình, nêu ra thách thức và đề xuất nhu cầu hỗ trợ.

Cho đến thời điểm hiện tại, có khoảng 20 tỉnh đã và đang tham gia thường xuyên trong HPG thông qua các cuộc họp HPG, thực hiện các hoạt động theo dõi triển khai sau các cuộc họp HPG, chia sẻ thông tin và tham gia thảo luận.
 

 
   STT   
 


Tên Tỉnh


Tài liệu liên quan


Tên Tỉnh

Tài liệu liên quan

1
 
 
 
SYT Cao Bằng
  
 
 
 
SYT Kon Tum
  
  

2
 
 
 
SYT Đà Nẵng

  

  SYT Lai Châu

  

3
 

  SYT Đak Nông 

  

  SYT Lào Cai

  

4
 

  SYT Điện Biên
 
  

  SYT Nghệ An

  

5
 

  SYT Gia Lai

 

  SYT Sơn La

  

6
 

  SYT Hà Giang

  

  SYT Thái Bình

 

7
 

  SYT Hà Nam

  
  SYT Thái Nguyên   

8
 

  SYT Hà Nội

  

  SYT Thừa Thiên-Huế 

  

9
 

  SYT Hải Dương  

  

  SYT TP Hồ Chí Minh

  

10
 

  SYT Hải Phòng

  

  SYT Yên Bái

  

icon-phone  Bộ/ Ngành khác

BỘ TÀI CHÍNH

BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ

BỘ NGOẠI GIAO

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

BAN ĐIỀU PHỐI VIỆN TRỢ NHÂN DÂN (PACCOM)
 

PHÍA ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN

 

icon-phone  Đối tác phát triển

 
   Cơ quan LHQ   
 
Cơ quan hợp tác song phương Ngân hàng phát triển Đại sứ quán

 
 FAO

 WHO

 UNAIDS

 UNICEF

 UNDP

 UNFPA

 

 

 

 

 
 USAID

 PEPFAR

 CDC

 Liên minh Châu Âu (EU)

 Quỹ hỗ trợ kỹ thuật của Châu Âu cho ngành y tế Việt Nam (EU-HF)    

 Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam

 DFAT

 AFD

 JICA

 KOICA


 World Bank

 Asian Development Bank (ADB)    

 KfW Bankengruppe

 Korea Eximban

 

 

 

 

 

 

 
 ĐSQ Mỹ

 ĐSQ Úc

 ĐSQ Anh

 ĐSQ Bỉ

 ĐSQ Pháp

 ĐSQ Nhật Bản

 ĐSQ Hàn Quốc

 ĐSQ Đan Mạch   

 

 

icon-phone  Các tổ chức phi chính phủ và các bên khác

Trong những năm qua, Việt Nam đã nhận được sự đóng góp to lớn từ các Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN) cả về phương diện hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho ngành y tế, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Sự hỗ trợ của các TCPCPNN trong việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe cấp cơ sở, nước sạch vệ sinh, và sức khỏe bà mẹ trẻ em đã giúp đem lại các kết quả tích cực trong việc nâng cao sức khỏe người dân như nâng mức tuổi thọ trung bình, giảm tử vong bà mẹ trẻ em và giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ. Nhằm ghi nhận nỗ lực này cũng như tối đa hóa hỗ trợ của các TCPCPNN và duy trì hiệu quả của các hỗ trợ này trong bối cảnh mới, Bộ Y tế đã tìm những cách thức khác nhau để tăng cường sự hài hòa và gắn kết giữa hỗ trợ của khối phi chính phủ với nhu cầu và ưu tiên của ngành y tế, trong đó có việc tổ chức các cuộc họp giữa Bộ Y tế và các TCPCPNN thông qua diễn đàn HPG một hoặc hai năm một lần. Thông qua các cuộc họp này, Bộ Y tế và các TCPCPNN cũng như các ĐTPT và các bên liên quan khác có thể gặp gỡ và thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của các TCPCPNN và hỗ trợ của các tổ chức này cho ngành y tế.

Bấm vào đây để tải về danh sách các TCPCPNN hoạt động trong ngành y tế (danh sách do Trung tâm nguồn lực của Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam cung cấp, cập nhật năm 2015).                                

Bên cạnh đó, HPG cũng đang nỗ lực mở rộng quan hệ đối tác đến các Tổ chức Phi chính phủ trong nước, các Tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế và khối tư nhân. Bên cạnh đó, HPG cũng hoan nghênh sự tham gia của các viện nghiên cứu, các diễn đàn và các bên liên quan khác.

One Health Partnership Group

Vietnam Development Forum